Đánh giá và tôn vinh Blonde_on_Blonde

Đánh giá chuyên môn
Nguồn đánh giá
NguồnĐánh giá
Allmusic[105]
BBCTích cực[112]
Entertainment WeeklyA+[113]
Rolling Stone[114]

Blonde on Blonde đều đạt vị trí trong Top 10 tại Anh và Mỹ, và những ca khúc của album cùng với đó đã giúp Dylan trở lại các bảng xếp hạng đĩa đơn. Tới tháng 8 năm 1967, album đã có được chứng chỉ Vàng[115].

Khi mới phát hành, Blonde on Blonde chưa có được nhiều đánh giá tích cực như các ấn phẩm khác. Trong cuốn sách bên lề album, Paul Nelson viết: "Cái tên vô cùng đặc biệt đã nói lên được tính độc tôn cũng như cả tính hai mặt trong con người Dylan. Thứ âm nhạc ảo ảnh và cả ảo giác của Dylan – với những kẻ lang thang như những người khai phá, những gã hề như những nạn nhân hạnh phúc, nơi mà những tội ác ghê rợn nhất không tồn tại và ở đó có cả sự bất lực trong việc tự định nghĩa mình như một người nghệ sĩ trong gánh xiếc cuộc đời – luôn theo kèm những niềm căng thẳng cố hữu... Dylan cuối cùng đã HIỂU thực trạng đó, và một khi đã nắm bắt được nó, thì chẳng còn lý do gì phải tức giận, chẳng còn lý do gì phải lý luận về đạo lý nữa, chỉ còn niềm vui và lòng trắc ẩn, chỉ còn tình thương."[116]

Nhìn chung album đều nhận được những đánh giá tích cực vào khoảng cuối năm 1966. Pete Johnson của tờ Los Angeles Times viết: "Dylan quả là một nhạc sĩ hùng hồn của những ca khúc pop và folk với những khả năng chưa từng ai có nhằm gói gọn những ý tưởng phức tạp cũng như những tư duy trừu tượng trong một vài dòng thơ với chỉ vài hình ảnh biểu trưng vô cùng bất ngờ."[117] Cây viết của tờ Crawdaddy!, Paul Williams, đánh giá về Blonde on Blonde trong bài báo vào tháng 7 năm 1966: "Đó là một sự che giấu cảm xúc, một sản phẩm giá trị của một thứ âm nhạc tuyệt hảo cùng một thứ thơ chất lượng hơn, pha trộn, đa chiều và sẵn sàng trở thành một phần của thực tế. Đây chính là người luôn muốn nói chuyện với bạn, một thi sĩ của những năm 60 với một cây đàn điện và nhiều nốt luyến đầy màu sắc, một người với đầy sự tin tưởng có đôi mắt tia X mà bạn có thể hiểu thấu nếu bạn muốn. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy lắng nghe."[118]

Những gì có được với Blonde on Blonde thực sự khắc sâu vào tâm trí của Dylan. 12 năm sau ngày phát hành, Dylan hồi tưởng lại: "Những âm thanh gần sát với tâm hồn tôi nhất có lẽ chính là những gì tôi có với album Blonde on Blonde. Một sự mỏng manh, hoang dã của âm thanh. Nó như kim loại hay thứ vàng tốt, với mọi thứ mà nó có thể tự khơi gợi nên."[119] Album này nằm trong bộ 3 album rock của Dylan vào giữa những năm 60. Janet Maslin viết: "Bộ 3 album của thời kỳ này – Bringing It All Back HomeHighway 61 Revisited phát hành năm 1965, và Blonde on Blonde năm 1966 – sử dụng những nhạc cụ điện và cách hòa âm theo phong cách rock đã thể hiện được rõ ràng sự đa dạng trong phong cách mà Dylan chưa từng thể hiện trước kia."[120] Mike Marqusee nhấn mạnh khoảng đột phá từ cuối năm 1964 tới mùa hè năm 1966 này của Dylan, khi anh bắt đầu quá trình thực hiện bộ 3 album, như "một khối công việc với mục đích duy nhất là âm nhạc quần chúng"[121]. Còn với Patrick Humphries, "Khối công việc 14 tháng của Dylan... đứng vững trong lịch sử 30 năm của nhạc rock. Nói về giá trị, phong cách, âm hưởng và cả những thành tựu, chưa có một tuyển tập album nào có được thành công lớn như Bringing It All Back Home, Highway 61 Revisited và Blonde on Blonde."[122]

Blonde on Blonde nhìn chung đều được xếp ở vị trí cao trong các bản danh sách cho các album vĩ đại nhất. Năm 1984, các cây bút của tờ NME đã bình chọn đây là album xuất sắc thứ hai của mọi thời đại[123]. Cũng trong một cuộc thăm dò như vậy, album được bầu chọn ở vị trí số 16 trong "Album của Thiên niên kỷ" do HMV, Channel 4, The GuardianClassic FM cùng hợp tác[124]. Năm 2006, tạp chí TIME cũng đưa Blonde on Blonde vào danh sách 100 album vĩ đại nhất của họ[111]. Năm 2003, Blonde on Blonde nằm ở vị trí số 9 trong danh sách 500 album vĩ đại nhất của Rolling Stone[110]. Tới năm 2004, có tới 2 ca khúc của album này nằm trong danh sách 500 bài hát vĩ đại nhất cũng của cùng tạp chí trên: "Just Like a Woman" ở vị trí thứ 230 và "Visions of Johanna" số 404[125][126] (khi Rolling Stone cập nhật danh sách mới vào năm 2010, cả hai ca khúc này đều tụt hạng: "Just Like a Woman" xuống 232 và "Visions of Johanna" 413)[127][128].

Nhà nghiên cứu Michael Gray viết: "Một trong những siêu kiệt tác đối với sự nghiệp của Dylan là đây... Nếu như Highway 61 Revisited đã đưa Dylan tới như một tia hóa trị, nhìn cuộc sống từ khía cạnh khác của cơn bệnh, thì Blonde on Blonde lại mang tới một cá tính khác vượt trên mọi sự hỗn loạn... Chúng ta như bị cuốn vào từng ca khúc... Cảm xúc và cả âm nhạc đề cập tới nhiều khía cạnh, ngôn ngữ và cách diễn đạt là một sự hòa hợp giữa tính bao quát và sự gần gũi."[1] Nhà phê bình Tim Riley nhận xét: "Với một sự trừu tượng ngổn ngang theo phong cách blues kì quái, Blonde on Blonde đã khẳng định Dylan như nghệ sĩ rock người Mỹ xuất sắc nhất kể từ thời Elvis Presley."[129]

Cây viết tiểu sử cho Dylan, Robert Shelton, coi album như "một tuyển tập ấn tượng mà trong đó hoàn thiện những bước tiến đầu tiên của Dylan đối với nhạc rock, bắt đầu với Bringing It All Back Home." Ấn tượng với những lời ca ngợi dành cho album, Shelton cho rằng Blonde on Blonde thực tế "khởi đầu bằng những lời chế nhạo và cuối cùng lại có vô vàn lời ngợi ca"; "giữa những tâm hồn đan xen với các chủ đề gói gọn trong môi trường, tình yêu, xã hội, những niềm hi vọng vô nghĩa... Đó là một sự kết hợp hoàn hảo giữa funk, chủ nghĩa blues rock ấn tượng, quan điểm về gián đoạn của Rimbaud, sự hỗn loạn, sự cô đơn, sự mất mát và cả sự 'mắc kẹt'."[93] Còn với Mike Marqusee, Dylan đã vô cùng thành công khi thử sức cùng blues với nhiều kĩ thuật mới: "[Dylan] đã tận dụng những khả năng diễn đạt vốn có và cải tiến nó theo một cách hiện đại. "Pledging My Time" và "Obviously 5 Believers" vẫn giữ những đặc điểm của nhạc blues giống như khi Dylan lần đầu tiên biết tới nó vào giữa những năm 50 (cả hai đều bắt đầu với điệu delta theo kiểu "early in the mornin"). Mặt khác, "Visions of Johanna" hay "Memphis Blues Again" lại được thể hiện theo cách khác. Chúng là những sáng tác đầy ý dèm pha, lặp đi lặp lại, trừu tượng, thách thức những sự tối giản."[130]

Về việc vượt qua những ranh giới văn hóa cố hữu, Al Kooper nói: "[Bob Dylan] là một gã hipster điển hình ở New York – vậy mà gã ta lại tới Nashville? Điều đó thực ra chả có ý nghĩa gì cả. Khi mà bạn thử dung hòa 2 yếu tố đó lại, cùng nhét chúng vào một bản thu, tất cả mọi thứ sẽ nổ tung."[131]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Blonde_on_Blonde http://allmusic.com/album/blonde-on-blonde-r6417/c... http://allmusic.com/album/blonde-on-blonde-r6417/c... http://www.allmusic.com/album/blonde-on-blonde-mai... http://www.austinchronicle.com/music/2005-09-30/29... http://www.bjorner.com/65.htm#_Toc491265244 http://www.bjorner.com/67.htm http://www.bjorner.com/DSN00785%20(65).htm#DSN0120... http://www.bjorner.com/DSN01225%20(66).htm#_Toc476... http://bobdylanencyclopedia.blogspot.com/2006/11/p... http://spectrum.columbiaspectator.com/arts/bu-prof...